Các em thân mến!
Khi xã hội phát triển thì tỉ lệ dân số già ngày càng cao, chính vì vậy nhu cầu cần được chăm sóc của người già tại các nước phát triền cũng không ngừng tăng lên. Tại Đức hiện nay nhu cầu về ngành điều dưỡng đang thực sự rất cần thiết đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho công dân các nước khác. Du học nghề điều dưỡng Đức đang là cơ hội lớn cho một nhóm sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, Gsc cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên mong muốn được du học nghề miễn phí và sinh sống lâu dài tại Đức. Các em có rất nhiều câu hỏi được đưa ra và mong muốn Gsc giải đáp. Trong bài viết này Gsc đưa ra 8 câu hỏi thường gặp về du học nghề điều dưỡng. Các em tham khảo rồi đưa ra quyết định cho cuộc đời mình nhé !
1. Mức lương của một điều dưỡng sẽ là bao nhiêu?
- Mức thu nhâp tùy thuộc vào nhà cung cấp, thu nhập có thể khác nhau rất nhiều.
- Trong các cơ sở dịch vụ công, bạn bắt đầu năm đào tạo đầu tiên với tổng 1,141 euro (trước thuế) / tháng (tính đến năm 2020). Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bạn kiếm được tổng cộng khoảng 3.000 euro (trước thuế)
- Với các bằng cấp bổ sung tương ứng, thu nhập cũng sẽ tăng lên.
2. Điều kiện để tham gia chương trình du học điều dưỡng
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Có chứng chỉ học nghề điều dưỡng hoặc bằng cấp liên quan tới ngành điều dưỡng
- Chứng chỉ tiếng Đức B1 trở lên
3. Em có thể làm y tá ở đâu sau khi được đào tạo ngành điều dưỡng?
- Y tá có thể làm việc trong tất cả các lĩnh vực điều dưỡng, viện chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc ngoại trú (dịch vụ điều dưỡng, v.v.).
- Bằng cấp "chuyên gia điều dưỡng" thậm chí còn được công nhận trên toàn EU, do đó các chuyên gia điều dưỡng có thể tìm được việc làm ở bất kỳ đâu trong Liên minh Châu Âu.
4. Nếu em đăng ký học thì khóa đào tạo ngành điều dưỡng sẽ kéo dài bao lâu?
- Các em sẽ học khóa đào ngành điều dưỡng trong vòng ba năm.
- Trong một phần ba cuối của khóa đào tạo, các em có thể quyết định xem mình có muốn tiếp tục đào tạo với tư cách là một y tá hay mong muốn đủ tiêu chuẩn trở thành một y tá chăm sóc sức khỏe và trẻ em hoặc điều dưỡng chăm sóc người già.
5. Liệu sau khi em học xong thì ngành điều dưỡng có gì thay đổi trong tương lai không?
- Mặc dù số hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ nhưng máy móc hiện đại không thể thay thế hoàn toàn cho việc chăm sóc sức khoẻ con người của các y tế điều dưỡng nên công việc này luôn cần tới con người.
Hiện nay Đức đang rất thiếu nhân lực trong ngành này nên đó chính là cơ hội cho các bạn sinh viên Việt Nam muốn làm việc trong ngành điều dưỡng.
6. Em sẽ được đào tạo để trở thành y tá điều dưỡng ở đâu?
- Đối với khóa đào tạo, các em sẽ được thực tập một trường dạy nghề (trường điều dưỡng) và làm các công việc thực tế tại các phòng khám, bệnh viện, nhà hưu trí hoặc các tổ chức xã hội khác.
- Nếu em học một trường kỹ thuật cho các ngành y tế, trong một trường chăm sóc người già thì các em vẫn có thể theo học khóa đào tạo trong một trường điều dưỡng đẻ trở thành y tá.
- Các em có thể nộp đơn trực tiếp cho tổ chức hoặc trường học nếu muốn thay đổi
7. Tại sao nên chọn du học nghề điều dưỡng ?
- Do việc thiếu nhân lực trong lĩnh vực này của Đức rất lớn nên các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sẽ dễ dàng có công việc và ở lại. Tuy nhiên bạn phải thực sự yêu thích và hiểu được sự vất vả cũng như cái tâm trong nghề này thì mới có thể làm được.
8. Nếu lựa chọn ngành này thì cơ hội việc làm của em sẽ như thế nào?
- Như đã nói ở trên, nếu em có bằng tốt nghiệp ngành điều dưỡng tại Đức thì các em có đủ điều kiện làm điều dưỡng tại Đức và tất cả các nước khác ngoài Đức. Ngành này rất thiếu nhân lực, vậy nên cơ hội làm việc cho các em là rất lớn.
Trích nguồn: Der Boys Day
Với 8 câu hỏi và trả lời trên các em có còn phân vân và thắc mắc điều gì nữa không nào? Công việc của ngành điều dưỡng xác định là khá vất vả, hãy tham khảo cho thật kỹ và nếu thật sự các em có tình yêu thương, sự tận tâm, tỉ mỉ, cùng với nhiệt huyết trong công việc thì chắc chắn các em sẽ thành công trong bất kỳ công việc gì chứ không riêng gì ngành điều dưỡng nhé.
Chúc các em thành công!