Chia sẻ về chi phí sinh hoạt, khó khăn ban đầu, việc học và làm thêm của sinh viên ở Daejeon

(PART 2)

Trong Part 1, chúng ta đã được nghe chia sẻ từ bạn Duy về khó khăn ban đầu khi đi du học và những kinh nghiệm mang theo hành trang du học sang Hàn Quốc, còn trong Part 2 này, Ad tóm tắt cho các bạn về CHI PHÍ SINH HOẠT Ở DAEJEON, SỰ TRẢI NGHIỆM KHÁC NHAU GIỮA SEOUL VÀ DAEJEON và CẢM NHẬN VỀ MÙA ĐÔNG Ở HÀN QUỐC cùng với VIỆC LÀM THÊM TẠI DAEJEON cho các bạn nhé.

 

1. Chi phí sinh hoạt ở Daejeon

     Hiện tại, Duy đã không còn ở ký túc của trường mà ra ở trọ. Bởi vì ở Ký túc thì giá phòng đắt hơn, vì vậy, sau 6 tháng, Duy đã ra thuê 1 phòng trọ dạng one-room. Nói là phòng one room nhưng diện tích nó khá rộng nên Duy ở cùng với 1 người bạn Việt Nam (Bạn ấy tên là Long, quê ở Quảng Bình, chơi thân với nhau từ lúc làm hồ sơ du học tại GSC). Giá phòng là 260.000 won, tính ra mỗi người mất 130.000 won. Tiền điện, nước, điện thoại, wifi mất khoảng 100.000 won. Còn lại tiền ăn, hiện tại Duy đang làm phụ bếp cho 1 quán phở ở Việt Nam. Vì vậy, buổi tối Duy ăn ở quán, chỉ mất tiền ăn cơm trưa, mỗi tháng mất khoảng 50.000 won trở lại thôi. Tính trung bình, 1 tháng, tiền sinh hoạt phí của Duy vào khoảng 280.000 won ( ~6.000.000 VND).

 

2. Vấn đề đi làm thêm ở Hàn Quốc

   Theo quy định đối với sinh viên nước ngoài đang học tập tại Hàn Quốc thì sau 6 tháng, sinh viên mới bắt đầu được đi làm thêm. Tuy nhiên, ở dưới Daejeon thì việc quản lý sinh viên không quá khắt khe như ở Seoul. Vì vậy, hầu hết các bạn sau 3-4 tháng đã tìm việc làm thêm. Các công việc làm thêm đối với các bạn nam chủ yếu là phụ bếp ở các nhà hàng, hoặc các bạn nữ là lễ tân, bưng bê, vì thế, Duy thấy bạn nam dễ tìm việc làm thêm hơn nữ.

   Duy cũng giống như các bạn khác, tìm kiếm việc làm thêm qua các trang web online. Lúc trước, ở trong ký túc bị hạn chế giờ đóng cửa nên Duy làm bếp ở 1 nhà hàng phở Việt Nam ở Daejeon từ 5h chiều đến 10h đêm, mức lương là 7.500 won/tiếng. Sau 6 tháng, Duy chuyển ra ngoài, giờ giấc được tự do hơn nên có thể làm được nhiều thời gian hơn. Vì thế, Duy cũng tiêu pha thoải mái hơn, đủ tiền trang trải cho sinh hoạt phí ở Hàn Quốc. Ở khu vực trường đại học Pai Chai nơi Duy đang học cũng dễ kiếm việc làm thêm hơn ở các trường đại học khác của khu vực Daejeon.

 

   Có một số lưu ý cho các bạn như sau: Các bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc, mức lương, nơi làm việc; các bạn cũng nên có một số kỹ năng trước khi bắt đầu công việc của mình và có tiếng Hàn tốt để có thể giao tiếp với mọi người để trôi chảy công việc của mình hơn nhé.

Video của bạn Duy dành cho những bạn chưa xem nhé!

3. Sự khác nhau về 2 thành phố Daejeon và Seoul

   Bản thân Duy chưa sống ở Seoul mà chỉ mới lên thành phố này du lịch vài lần nên chưa cảm nhận hết được sự khác nhau của 2 thành phố này. Vì vậy, Ad sẽ kết hợp những chia sẻ của Duy cùng 1 số bạn khác đang sống ở Seoul để cho các bạn sự chia sẻ khách quan hơn nhé.

   Trước tiên, về Soeul, đây là một thành phố rộng lớn và là trái tim của Hàn Quốc, mật độ người dân và nhà cửa đông hơn. Sinh viên ở đây cũng rất đông, trong đó có rất nhiều sinh viên Việt Nam, tạo điều kiện để các bạn giao lưu văn hóa, kết bạn và trải nghiệm tốt. Ở Seoul thì các tiện ích dễ tìm kiếm hơn, có nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà ai đến Hàn Quốc cũng muốn ghé thăm ít nhất 1 lần. Ở Seoul còn là nơi quy tụ của nhiều trường đại học lớn hàng đầu tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, tiền sinh hoạt phí ở Seoul khá đắt so với thành phố khác, đặc biệt là Daejeon. Các công việc ở Seoul rất phong phú nhưng được quản lý khắt khe hơn, và đặc biệt có nhiều sinh viên nên cơ hội việc làm của các bạn cũng có sự cạnh tranh lớn hơn.

   Còn nói về cuộc sống học tập và sinh hoạt tại thành phố Daejeon, thành phố công nghiệp này không có quá nhiều sinh viên Việt Nam, không ồn ào, nhộn nhịp như ở Seoul, cũng không có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn tuyệt vời như Seoul. Tuy nhiên, ở thành phố này, việc làm thêm sẽ dễ dàng được tìm kiếm hơn, chi phí sinh hoạt rẻ hơn và cũng có một số trường đại học chất lượng được đánh giá cao, như trường đại học Pai Chai.

 

4. Cảm nhận về mùa đông ở Daejeon và kỳ học hợp lý

      Mùa đông Hàn Quốc lạnh là điều đương nhiên, giống như việc con cá biết bơi vậy. Ta cũng đã thấy nhiều qua các bộ phim như: Bản tình ca mùa đông, ngọn gió đông năm ấy... với tuyết rơi trắng xóa, ra đường phải mặc theo những chiếc áo béo đồ sộ. Tuy nhiên, qua màn ảnh nó đẹp như thế chứ thực tế, nó lạnh đến mức toàn thân như co lại. Nhiệt độ thấp nhất ở Daejeon mùa đông năm nay là -17oC. Ở lớp học và trong phòng thì đều có lò sưởi, nhưng mà quần áo rất lâu khô, có mùi không được thơm, làm mình cũng lười hơn, không thể dậy sớm để đi học, đi làm đúng giờ được. Nói chung, mùa đông Hàn Quốc rất lạnh, ở Daejeon chưa lạnh bằng ở Seoul, nên vẫn còn dễ chịu hơn 1 chút. Vì thế, Duy khuyên các em đang có ý định và chuẩn bị sang Hàn chỉ nên mang 1 vài cái áo ấm sang Hàn Quốc thôi, bởi vì áo ấm ở Việt Nam không thể đủ sức để mặc ở Hàn Quốc. Hàn Quốc có các loại áo béo chuyên dụng để mặc ấm mới giúp các bạn chống chọi qua mùa đông. Hơn nữa, các bạn, nhất là các bạn nữ nên luyện tập thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh, tránh các bệnh về đường hô hấp và phổi.

 

5. Chọn học kỳ nào sang Hàn hợp lý nhất?

      Theo ý kiến của cá nhân Duy, đối với các bạn sinh viên Việt Nam, nên lựa chọn kỳ hè và thu sẽ thích hợp nhất, bởi vì kỳ đông và xuân, thời tiết Hàn Quốc rất lạnh, sinh viên Việt Nam chưa thể thích nghi ngay được, rất dễ bị ốm. Hơn nữa, khi sang mùa hè và thu, quần áo mùa đông giảm giá rất nhiều, bạn có thể mua áo béo đông chỉ với giá khoảng bằng 1 nửa, sẽ giúp bạn đỡ chi phí rất nhiều.

Trên đây, Duy đã chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm, những trải nghiệm thực tế tất cả về cuộc sống, học tập tại đất nước Hàn Quốc. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp em tìm và định hướng được việc chọn trường, chọn thành phố và đất nước mà bạn theo học.

 

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe chia sẻ của Duy...

Chúc các bạn thành công! 🙂

 

See you in Korea! 

 

🍀 Săn học bổng Hàn Quốc