LÀM GÌ VÀ LÀM Ở ĐÂU VỚI TẤM BẰNG VỀ TRUYỀN THÔNG

 

Tìm hiểu chung về ngành Truyền thông

   Có một tấm bằng về truyền thông, có nghĩa là bạn đã học về cách làm thế nào để truyền tải thông tin một cách hiệu quả nhất. Truyền thông tốt rất quan trọng đối với các ngành công nghiệp, thúc đẩy việc bán hàng cho người dân, giữ vững mối quan hệ tốt với nhà đầu tư, khách hàng cũng như người tiêu dùng. Cho dù làm việc với các nhà kinh doanh hay với những con người sáng tạo trong thời đại kỹ thuật số, kỹ năng truyền thông luôn được đề cao, đặc biệt là trong thế giới hiện đại này.

 

Bạn có thể làm gì với một tấm bằng truyền thông?

   Các sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông thường được đánh giá cao trong các doanh nghiệp về nguồn nhân lực, giúp họ tuyển dụng, đào tạo và có được các nhân viên giỏi. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty bạn, có thể có rất nhiều vị trí dành cho các sinh viên truyền thông trong các phòng ban làm việc với khách hàng như PR hay marketing. Khi được chọn cho những công việc này, nhiệm vụ của bạn thường sẽ là bảo đảm rằng các hoạt động marketing của công ty đang có hiệu quả, đồng thời cũng giữ quan hệ tốt với công chúng.

Không chỉ thế, truyền thông cũng rất quan trọng trong các ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau, bao gồm ngành truyền thông điện tử đang tìm kiếm các sinh viên với kỹ năng truyền thông điện tử như truyền thông đại chúng hay phát triển web. Thời đại kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, và các cơ hội dành cho sinh viên truyền thông muốn làm việc trong nành cũng tăng lên rất nhiều.

Những công việc bạn có thể làm sau khi học ngành truyền thông

Chúng ta sẽ cùng xem qua một bài các việc làm điển hình trong ngành truyền thông, từ ban nguồn nhân lực đến lĩnh vực quảng cáo, và khám phá những công việc phù hợp với các kỹ năng truyền thông của bạn.

 

1. Trong kinh doanh: Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào, do đó một tấm bằng về truyền thông là sẽ là một cách tuyệt vời để bạn bước vào thế giới kinh doanh. Bất kể đó là sản phẩm hay ngành công nghiệp nào, các công việc truyền thông dành cho người chưa có kinh nghiệm sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh các kỹ năng giao tiếp, viết bài và kỹ năng thuyết trình của mình, cùng với kiến thức về cách thức hoạt động giữa các ban của một doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đã có một số kinh nghiệm, bạn có thể chọn các công việc về điều hành, quản lý và đào tạo..

 

2. Trong ngành nguồn nhân lực: Là một ban chủ chốt của bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc phát triển và giữ vững đạo đức nghề nghiệp, hiệu suất làm việc hay động lực của nhân viên. Là một sinh viên truyền thông, có thể công việc của bạn sẽ là truyền lại thông tin đúng lúc, cho đúng người trong công ty. Bạn có thể tham gia vào việc tuyển dụng nhân viên mới, nâng cao nhận thức cho họ về các chương trình đào tạo hoặc chương trình phát triển chuyên nghiệp, hoặc bảo đảm rằng các nguyên tắc và quy định của công ty được truyền đạt một cách rõ ràng. Các việc làm truyền thông trong lĩnh vực này sẽ có ích cho việc bồi dưỡng các mối quan hệ tốt với các nhóm người khác nhau.

 

3.  Trong Marketing, PR và quảng cáo: Marketing, PR và quảng cáo là ba câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi “Bạn có thể làm gì với một tấm bằng truyền thông?” Trong các lĩnh vực liên quan, sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông có thể sẽ làm việc truyền tải các thông tin dưới dạng văn bản hoặc dạng nói đến người tiêu dùng, đồng nghiệp hay khách hàng. Công việc này có thể làm thông qua các hình thức như ấn phẩm báo chí, kịch bản quảng cáo, các bài thuyết trình trong công ty và các chiến dịch in ấn, cũng như tham dự các sự kiện truyền thông và việc tiếp tục phát triển các mối quan hệ chuyên nghiệp với khách hàng và các phương tiện truyền thông.

 

4.  Trong ngành phương tiện truyền thông: Các công việc truyền thông trong ngành này có rất nhiều, vì mục tiêu chính của ngành là truyền tải thông tin và cung cấp các phương tiện giải trí. Dù là bạn có hứng thú với truyền hình và việc sản xuất phim, báo chí hay các kênh online và điện tử, thì các công việc ngành truyền thông điện tử đều yêu cầu bạn phải có các kỹ năng xuất sắc, và khả năng tổ chức và phổ biến thông tin một cách hấp dẫn và có liên quan.

 

5. Trong ngành truyền thông điện tử: Các ngành công nghiệp truyền thông điện tử đang định hình lại cách mà xã hội sử dụng các phương tiện truyền thông và thông tin. Các trang tin tức online, mạng xã hội và các công nghệ kỹ thuật số là tất cả các lĩnh vực công nghiệp đang phát triển, làm gia tăng đáng kể các cơ hội việc làm cho những người có kỹ năng truyền thông và cả trình độ điện tử. Nếu bạn muốn làm cho ngành phương tiện truyền thông nhưng cũng hứng thú về sự phát triển lâu đời của lĩnh vực truyền thông in ấn, thì truyền thông điện tử là con đường dành cho bạn! Ngành này có sự kết hợp công việc của các ngành báo chí, sản xuất video, thiết kế web, các phương tiện truyền thông xã hội và xuất bản online – và nhiều công việc hơn nữa sẽ xuất hiện, khi mà công nghệ và hành vi của khách hàng vẫn tiếp tục phát triển.

 

6.  Trong ngành luật: Dù cho hầu hết mọi người trong ngành pháp lý đều có một bằng cao học hoặc một bằng chuyên về luật pháp, các sinh viên truyền thông vẫn có thể làm các công việc quản lý và tổ chức cho tòa án dân sự và hình sự địa phương/ quốc gia hoặc thậm chí là các doanh nghiệp chính phủ và các doanh nghiệp độc lập pháp nhân. Ví dụ, công việc của thư ký pháp lý và trợ lý pháp lý thường được nắm giữ bởi các sinh viên truyền thông. Một văn bằng truyền thông đại học cũng có thể là một điểm khởi đầu tuyệt vời để bạn có thể nộp đơn xin vào trường luật. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể học thêm các bằng khác trong khi làm việc.

 

7. Trong ngành giáo dục: Một lựa chọn khác là ngành giáo dục, nơi mà các kỹ năng truyền tải thông tin của bạn chắc chắn sẽ rất cần thiết! Để được vào làm ở các trường cấp 1 hay cấp 2, bạn sẽ cần có một bằng về giảng dạy. Tùy thuộc vào đất nước bạn muốn làm việc, bạn sẽ cần ít nhất một năm để có được tấm bằng này. Với việc giảng dạy đại học, tại các học viện như cao đẳng hay đại học, bạn sẽ cần một văn bằng cao học về một chuyên ngành liên quan để có thể dạy học.

 

Một số nơi làm việc và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo:

·   Vị trí làm việc:

- Chuyên viên phòng/ban chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành có liên quan.

- Chuyên viên quản trị của các công ty truyền thông hoặc hoạt động truyền thông của các công ty khác.

- Chuyên viên tác nghiệp như tổ chức sự kiện, PR, quảng cáo, marketing,… của các cơ quan, doanh nghiệp truyền thông.

- Chuyên viên nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa xã hội.

 

·   Nơi làm việc sau khi ra trường:

-  Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông.

-  Các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực truyền thông và văn hóa.

-  Các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề,…

                                                                                                                                                                             (Tham khảo từ Topuniversities)