Muốn đi học đại học Đức thì một trong những điều kiện nhất định sinh viên phải đáp ứng đó là kì thi TestAS. Chứng chỉ này sẽ được coi như là một bản chứng nhận ranking và khả năng của các bạn trong số các bạn sinh viên quốc tế trong kì thi đó. Kì thi này không có điểm đỗ trượt mà chỉ có xếp hạng của bạn mà thôi. Để các bạn có thể nắm rõ hơn về TestAS thì trong bài viết này GSC sẽ giải thích tất cả những câu hỏi liên quan về TestAS như kì thi như thế nào ? bao gồm những gì ? phí đăng kí bao nhiêu và sinh viên được thi bao nhiêu lần ?...
1. Ngôn ngữ thi :
TestAS có thể được thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức, các bạn không bị bắt buộc phải thi bằng tiếng Đức. Chính vì thế nên nếu bạn cảm thấy tiếng Anh của bạn ổn hơn thì vẫn có thể lựa chọn.
2. Các kì thi TestAS:
Một năm có 3 kì thi TestAS và có thời gian đăng kí như sau:
11.11.19 – 20.01.20 cho kỳ thi ngày 03.03.2020,
21.01.20 – 10.03.20 cho kỳ thi ngày 25.04.2020,
02.06.20 – 08.09.20 cho kỳ thi ngày 24.10.2020.
3. Thi TestAS ở đâu:
Tại Việt Nam có hai nơi được ủy quyền tổ chức TestAS. Các vấn đề liên quan đến TestAS sẽ được giải đáp và giải quyết tại đây:
Phòng tiếng Đức (P. 203 + 204)
Trung tâm Việt-Đức
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3868 2179 máy lẻ -101 và -109
E-Mail: VDZ@hust.edu.vn
Trung tâm Thông tin và Tư vấn DAAD Tp. Hồ Chí Minh
Deutsches Haus, P. 4.09
33 Lê Duẩn, Quận 1
Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 28 3822 3427
4. Các phần thi của TestAS
Phần chính (Kerntest, Core Test) là phần bắt buộc với mỗi thí sinh,
Phần chuyên Ngành, tùy thuộc vào Ngành học Đại học sau này:
Nếu đăng ký để làm Hồ sơ xin Visa thì PHẢI chọn một phần chuyên Ngành, chỉ có thể đăng ký một chuyên Ngành cho mỗi lần tham gia.
5. Kết quả của TestAS được hiểu như thế nào ?
Vì TestAS là một bài kiểm tra đánh giá khả năng học Đại học của Sinh viên, nên TestAS không có đỗ/trượt. Nhưng các Trường Đại học Đức có thể sử dụng kết quả của TestAS để xét tuyển. Nếu không hài lòng với kết quả của một kỳ thì có thể tham gia thêm những kỳ khác.
Cụ thể:
Prozentrang, Percentile Rank: Ví dụ 60: có 60 % người tham dự cùng kỳ đạt được kết quả bằng hay thấp hơn, đồng nghĩa với 40 % người tham dự cùng kỳ đạt được kết quả cao hơn.
Standardwert, Standard Score: Là điểm số có thể dùng để so sánh với các kỳ khác và được tính từ điểm trung bình tổng thể đạt được trong kỳ này và thang điểm bắt đầu từ 70 đến 130: 100 là điểm trung bình và khoảng từ 90 - 110 được xem là "trung bình" (tương tự "trên trung bình" và "dưới trung bình").
Ví dụ về kết quả TestAS được cung cấp bởi TestAS
Trên đây GSC đã cung cấp thông tin cho các bạn về kì thi TestAS và hi vọng có thể giúp các bạn hiểu hơn về chương trình này. Nếu các bạn cần thêm sự chia sẻ của GSC về du học Đức thì có thể liên lạc với chúng mình qua info@gsc-study.com hoặc fanpage: Chia sẻ du học Đức.
Chúc các bạn thành công !
Nguồn tin: tham khảo từ DAAD và TestAS